Phân biệt Phí, Lệ phí như thế nào?

Phí và Lệ phí là hai khái niệm thường nhầm lẫn ngay cả đối với những người học luật. Vậy làm sao để phân biệt phí và lệ phí? Dưới đây Luật số 1 Hà Nội sẽ giải đáp những thắc mắc này qua bài viết sau.

Phí  Lệ Phí
Khái niệm Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công. Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước.
Mục đích Nhằm bù đắp một phần chi phí đã bỏ ra để thực hiện hoạt động cung ứng hàng hóa, dịch vụ công ngoài khoản mà Ngân hàng nhà nước đã hỗ trợ trực tiếp. Chủ yếu nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý nhà nước, đảm bảo quyền lợi về mặt hành chính pháp lý cho người nộp, không dùng để bù đắp chi phí.
Nguyên tắc trong việc xác định mức thu – nộp – Bảo đảm bù đắp chi phí và có tính đến chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;

– Bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

– Được ấn định trước, không nhằm mục đích bù đắp chi phí;

– Đối với mức thu lệ phí trước bạ được tính bằng tỷ lệ % trên giá trị tài sản;

– Bảo đảm tính công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Thẩm quyền thu

Cơ quan Nhà nước

– Đơn vị hành chính sự nghiệp

– Các tổ chức, cá nhân thuộc khu vực tư nhân

Cơ quan Nhà nước
Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng
  • Thu, nộp

– Phí thu từ hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Nếu cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu thì được khấu trừ, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước.

– Phí thu từ hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được để lại 01 phần hoặc toàn bộ số tiền để trang trải chi phí hoạt động.

Việc thu phí được thực hiện trên cơ sở dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước.

  • Quản lý và sử dụng

Số tiền phí được khấu trừ và được để lại được sử dụng như sau:

– Để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Căn cứ tính chất, đặc điểm của từng loại phí, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định mức để lại cho tổ chức thu phí.

– Được quản lý, sử dụng theo quy định pháp luật; hằng năm phải quyết toán thu, chi. Số tiền phí chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ  số tiền phí thu được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí; phần còn lại nộp ngân sách nhà nước.

 

 

  • Thu nộp

– Nộp đầy đủ, kịp thời số tiền tệ phí thu được vào ngân sách.

– Nguồn chi phí trang trải cho việc thu lệ phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật.

  • Quản lý, sử dụng

        Không có quy định

 

Có bao nhiêu nhóm, loại Căn cứ theo lĩnh vực tác động, phí có 13 nhóm và 89 loại chính  Căn cứ theo lĩnh vực tác động, có 5 loại lệ phí và 64 loại chính
Căn cứ pháp lý Luật phí, lệ phí năm 2015