Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ trụ sở đã đăng ký bị xử lý thế nào?

Địa chỉ trụ sở là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, trên thực tế vì những nguyên nhân khác nhau mà xuất hiện tình trạng rất nhiều doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ trụ sở đã đăng ký. 

Cơ quan thuế sẽ tiến hành xác minh tình trạng hoạt động của doanh nghiệp tại địa chỉ đã đăng ký trong các trường hợp sau đây:

+ Quá thời hạn người nộp thuế không nộp hồ sơ khai thuế.

+ Doanh nghiệp không nhận văn bản của cơ quan thuế gửi qua bưu điện.

+ Cơ quan thuế nhận được thông tin bằng văn bản do các tổ chức, cá nhân cung cấp về việc doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

+ Doanh nghiệp đã làm thủ tục chuyển địa điểm tại cơ quan thuế nơi đi nhưng quá thời hạn theo quy định không đến làm thủ tục tại cơ quan thuế nơi đến.

+ Doanh nghiệp không có thông tin phản hồi, không thực hiện các văn bản của cơ quan thuế.

+ Các trường hợp khác (nếu cần xác minh).

Trường hợp cơ quan thuế xác minh được tình trạng doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký thì cơ quan thuế sẽ tiến hành thông báo, cập nhập và công khai thông tin doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký. Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký sẽ bị áp dụng các biện pháp xử lý sau:

– Bị xử phạt vi phạm hành chính:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì hành vi kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp bị phạt tiền từ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

  • Không được tiếp nhận hồ sơ thông báo phát hành
  • Không được mua hóa đơn của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp thuộc diện mua hóa đơn
  • Người mua không được tính khấu trừ (hoặc hoàn) thuế GTGT đầu vào

Căn cứ khoản 15 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng quy định Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán.

– Không được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN với những chi phí liên quan tới địa điểm kinh doanh không đăng ký kinh doanh

Những chi phí liên quan tới văn phòng, nơi làm việc không đăng ký trong giấy phép kinh doanh không được tính là chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN vì doanh nghiệp không đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. Những chi phí bao gồm chi phí thuê văn phòng, sửa chữa nhà, văn phòng, chi phí điện nước, chi phí khác liên quan đến văn phòng…. 

– Bị đóng mã số thuế

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 05/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính thì Cơ quan thuế thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế sau khi ban hành Thông báo về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký. Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế không được phép xuất hóa đơn, hóa đơn được xuất trong trường hợp này không có giá trị sử dụng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Số 1 Hà Nội. Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, nhanh chóng cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có vướng mắc các vấn đề pháp lý liên quan.

Mọi thắc mắc của Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

– Điện thoại: 024.6656.9880 – Hotline: 096.128.9933

– Email: luatso1hanoi@gmail.com

– Fanpage: Công ty Luật Số 1-HN

– Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà số 33 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.