Thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú tại Hà Nội

Điều kiện đăng ký thường trú tại Hà Nội có phần “khắt khe” hơn so với các thành phố trực thuộc Trung ương khác. Hà Nội là thành phố trực thuộc Trung ương tuy nhiên lại là Thủ đô của Việt Nam nên còn chịu sự điều chỉnh bởi Luật Thủ Đô. Sau đây, Công ty Luật Số 1 Hà Nội tư vấn cụ thể về thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú tại Hà Nội:

  1. Thời hạn đăng ký thường trú

 – Trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới, người thay đổi hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới.

– Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu, người được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú.

  1. Thành phần hồ sơ

Bản khai nhân khẩu (mẫu HK01);

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02);

Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc tỉnh; thị xã, thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương);

Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp (trừ trường hợp được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình);

Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nhập khẩu vào thành phố trực thuộc trung ương;

  1. Nơi nhận hồ sơ đăng ký thường trú:

Nộp hồ sơ tại Công an quận nơi có chỗ ở hợp pháp.

  1. Thời hạn:

15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

  1. Lệ phí đăng ký

– Lệ phí đăng ký cư trú tại thành phố Hà Nội phụ thuộc vào cấp địa giới hành chính, tại các quận và phường sẽ cao hơn các khu vực khác.

– Nội dung thu lệ phí đăng ký cư trú bao gồm: cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; đính chính các thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; hoặc đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú trong trường hợp nhập thêm nhân khẩu được quy định rất rõ tại Nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND về việc ban hành một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội.

– Các trường hợp được miễn lệ phí đăng ký cư trú bao gồm:

  • Bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ.
  • Con dưới 18 tuổi của thương binh.
  • Hộ nghèo.
  • Công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban dân tộc.
  • Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Trẻ em dưới 15 tuổi. Trường hợp khó xác định là người dưới 15 tuổi thì cần có bất kỳ giấy tờ nào chứng minh được là người dưới 15 tuổi. Ví dụ: giấy khai sinh, thẻ học sinh…
  • Người cao tuổi (theo quy định tại Điều 2 Luật người cao tuổi).
  • Người khuyết tật.
  • Người có công với cách mạng.